MacedoniaMacedonia

Bắc Macedonia (cũng viết là Bắc Makedonia, phiên âm: Bắc Ma-kê-đô-ni-a; Macedonian: Северна Македонија, chuyển tự: Severna Makedonija, Macedonian: [sɛvɛrna makɛˈdɔnija]), tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia (Macedonian: Република Северна Македонија, chuyển tự: Republika Severna Makedonija) là một quốc gia thuộc khu vực đông nam châu Âu. Nước Cộng hòa Bắc Macedonia giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bulgaria về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người.

Quốc gia này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi do "Macedonia" lại là tên của một vùng đất cổ nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử với văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư và đã gia nhập Liên Hợp Quốc với tên gọi Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia, tuy nhiên tên gọi là Cộng hòa Macedonia cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó có việc tên nước từ Macedonia được đổi thành Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng 2 năm 2019, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.

Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và NATO. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo sẽ gia nhập Liên minh châu Âu.

Tên gọi

Tên của quốc gia này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp Μακεδονία (Makedonía), tên gọi về một quốc gia của người Macedonia cổ đại. Tên người Macedonia, Μακεδόνες (Makedónes), bắt nguồn từ một chữ của tiếng Hy Lạp cổ đại là μακεδνός (makednós), có nghĩa là "cao, thon nhọn", cũng cùng chung nguồn gốc với danh từ μάκρος (mákros), nghĩa là "chiều dài" trong cả tiếng Hy Lạp cổ đại và hiện đại. Tên này được cho là có nghĩa nguyên là "người vùng cao nguyên" hay "người cao", có thể ám chỉ đến tầm vóc cao lớn của người Macedonia cổ đại hoặc nói đến địa hình vùng núi cao nơi họ sinh sống.

Ngày 17/06/2018, Người đứng đầu Chính phủ Cộng hoà Macedonia là Thủ tướng Zoran Zaev gặp người đồng cấp Hy Lạp là Thủ tướng Alexis Tsipras tại hồ Prespa, ngay khu biên giới giữa ba nước Hy Lạp, Macedonia và Albania, để cùng ký một thoả thuận nêu rõ việc Cộng hoà Macedonia sẽ đổi tên thành Cộng hoà Bắc Macedonia, tránh trùng tên gọi với một tỉnh ở phía Bắc của Hy Lạp. Để thoả thuận đi vào thực tế, nó sẽ phải được thông qua tại Quốc hội hai quốc gia và được người dân chấp nhận trong một cuộc trưng cầu dân ý tại Macedonia. Hiệp định vừa ký kết mở đường cho Macedonia có những cơ hội gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và bắt đầu tiến hành đàm phán gia nhập EU. Đây là những nguyện vọng của Macedonia từng bị chính quyền Athens lấy tư cách là thành viên EU ngăn cản.

Tháng 1 năm 2019, Hiệp định chính thức được Quốc hội hai quốc gia thông qua. Ngày 12 tháng 2 năm 2019, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.

Lịch sử

Thời kỳ cổ đại

Vương quốc cổ đầu tiên được thành lập tại 1 vùng đất nay là Cộng hòa Bắc Macedonia là vương quốc Paionia của người Thrace-Ilyria, họ đã kiểm soát một phần lớn khu vực sông Axius và các khu vực chung quanh lúc bấy giờ. Vào năm 336 trước công nguyên, Vương quốc Macedonia đã xâm chiếm Paionia dưới thời vua Philipos II của Macedonia. Ông đã xây dựng nên thành phố cổ Heraclea Lycentis và tàn tích ngày nay vẫn còn được lưu lại trên lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia. Quyền lực của vương triều Paionia bị giảm xuống còn như một nước bán tự trị phụ thuộc vào Vương quốc Macedonia. Con trai của vua Philip II là Alexandros Đại đế (356–323 TCN) đã tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền hạn của Macedonia tại Paionia, tuy nhiên vương gia Paionia tại đây vẫn nhận được sự kính trọng từ phía triều đình Alexandros Đại đế. Năm 280 trước công nguyên, người Celt đã đến tàn phá những vùng đất của người Paionia, song sau đó họ lại bị người Dardani đàn áp. Trải qua một vài biến cố lịch sử, người Paionia vẫn tiếp tục duy trì một quốc gia tự trị cho đến khi bị sáp nhập vào Đế chế La Mã hùng mạnh. Và đến năm 400 sau công nguyên, người Paionia đã hoàn toàn bị đồng hóa và cái tên Paionia chỉ còn lại là một địa danh trên bản đồ mà thôi.

Thời kỳ Trung cổ

Vào cuối thế kỷ VI, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) dần trở nên hùng mạnh và bắt đầu kiểm soát những lãnh thổ tan rã của Đế quốc La Mã. Trong khi đó, tại lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay, người Slav đã tràn vào từ phía bắc. Các dân tộc khác tại vùng này như người Hy Lạp, người Latinh, người Illyria và người Thracia đã bị đẩy đi nơi khác hoặc bị người Slav đồng hóa. Người Slav sau đó bắt đầu nhiều cuộc chiến tranh lớn chống lại Đế quốc Đông La Mã. Họ đã xâm chiếm được hầu hết lãnh thổ Hy Lạp, một bộ phận quan trọng của Đế quốc Đông La Mã ngoại trừ một số thành phố lớn quan trọng như Athena hay Thessaloniki. Để đối phó với người Slav, Đế quốc Đông La Mã đã nhiều lần sử dụng những đội quân viễn chinh lớn. Dưới thời hoàng đế Justinianus II của Đông La Mã, những đội quân viễn chinh này đã trục xuất tới 200.000 người từ vùng Macedonia đến trung tâm Tiểu Á (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) để triều cống và phục vụ trong quân đội của đế chế. Trong khi rất nhiều người Slav tại Macedonia đã phải thừa nhận sự thống trị của đế quốc thì một bộ phận lớn khác vẫn cố gắng duy trì bản sắc dân tộc, đồng thời họ vẫn chiếm đa số trong các nhóm sắc tộc tại địa phương. Cùng với sự phát triển của Đế quốc Bulgaria thứ nhất, người Slav tại Macedonia đã sáp nhập vào nền văn hóa Slav của người Bulgaria này.

Người Slav tại Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay đã chấp nhận Đạo Cơ đốc là tôn giáo chính thức của họ vào thế kỷ IX dưới thời hoàng đế Boris I của Bulgaria. Những linh mục người Byzantine Hy Lạp là thánh Cyril và thánh Methodius đã sáng lập ra bảng chữ cái Glagolit và đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nền văn học của người Slav tại khu vực lúc bấy giờ. Những công trình của họ đã được chấp nhận tại Bulgaria trung cổ và thánh Clement của Ohrid đã dựa vào đó mà sáng tạo nên bảng chữ cái Kirin cho các dân tộc Slav. Thánh Naum của Ohrid đã thành lập nên Trường Văn học Ohrid, một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đế chế Bulgaria lúc bấy giờ.

Vào năm 1018, hoàng đế Basil II của Đông La Mã đã đánh thắng hoàng đế Samuil của Bulgaria và lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay lại thuộc về chủ quyền của Đông La Mã. Những thế kỉ sau đó, vùng đất này liên tiếp bị cai trị bởi nhiều thế lực khác nhau. Vào thế kỷ XI, người Đông La Mã đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Balkan nhưng sau đó, đến cuối thế kỷ XII vùng đất này lại rơi vào tay của Đế quốc Bulgaria thứ hai. Đế chế này sau đó đã vấp phải nhiều vấn đề chính trị nội bộ và Macedonia lại trở về tay Đông La Mã vào thế kỷ XIII. Thế kỷ XIV, vùng đất Macedonia trở thành một phần của Đế quốc Serbia. Skopje (nay là thủ đô Cộng hòa Bắc Macedonia) trở thành thủ đô của hoàng đế Stefan Dushan của người Serbia.

Sau khi hoàng đế Stefan Dushan mất, Đế quốc Serbia nhanh chóng suy yếu do những người kế vị kém cỏi và sự tranh giành quyền lực trong nước. Hậu quả là phần lớn khu vực Balkan, trong đó có Macedonia đã rơi vào tay Đế quốc Ottoman suốt 5 thế kỉ sau đó.

Phong trào Vận động Dân tộc

Sự cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman đã khiến cho nhiều cuộc nổi dậy của người Macedonia nổ ra. Một trong những cuộc nổi dậy sớm nhất nổ ra là Khởi nghĩa Karposh vào năm 1689. Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều cuộc vận động dân tộc đã diễn ra với mục tiêu là thành lập một nhà nước tự trị cho người Macedonia trên toàn vùng Macedonia. Các tổ chức chính trị quan trọng như Tổ chức Cách mạng Quốc gia Macedonia (viết tắt theo tiếng Anh là IMRO) được thành lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động tinh thần dân tộc đất nước và tiến hành những cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền Ottoman, lúc bấy giờ đã bắt đầu suy yếu. Năm 1903, IMRO đã tiến hành cuộc Khởi nghĩa Iliden-Preobrazhenie với đỉnh cao là sự thành lập nước Cộng hòa Krushevo. Tuy cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp dã man song nó được đánh giá là nền móng và tiền thân của sự thành lập nước Cộng hòa Macedonia sau này.

Thế kỷ XX

Sau hai cuộc chiến tranh Balkan vào năm 1912 và 1913 rồi sau đó là sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman, vùng Macedonia được phân chia thành các phần của Hy Lạp, Bulgaria và Serbia. Vùng lãnh thổ ngày nay là Cộng hòa Bắc Macedonia trở thành một bộ phận của Serbia với tên gọi Južna Srbija ("Nam Serbia"). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Serbia lại trở thành một phần của Vương quốc của người Serb, người Croat và người Sloven. Năm 1929, vương quốc này đổi tên thành Vương quốc Nam Tư và chia thành các tỉnh. Nam Serbia được đổi thành tỉnh Vardar nằm trong vương quốc.

Năm 1941, quân phát xít xâm lược Nam Tư và tỉnh Vardar bị chia sẻ giữa phát xít Bulgaria và phát xít Ý lúc đó đã xâm chiếm Albania. Trong thời kỳ này, 7000 người Do Thái tại hai thành phố Skopje và Bitola đã bị bắt vào những trại tập trung rồi bị trục xuất. Chế độ phát xít tàn bạo đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của những người cộng sản tại Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Josip Broz Tito. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Tito trở thành Tổng thống Nam Tư và Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư được thành lập. Nước Cộng hòa Nhân dân Macedonia cũng được thành lập và trở thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang. Về sau năm 1963, khi Nam Tư đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư thì nước này cũng đổi tên lại thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Macedonia.

Cộng hòa Macedonia (1991 - 2019)

Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh. Khoảng đầu thập niên 1990, nước này vẫn giữ được hòa bình và không can dự vào cuộc Chiến tranh Nam Tư khốc liệt ở những nước láng giềng. Những vấn đề nhỏ về mặt biên giới giữa Cộng hòa Macedonia với Nam Tư đều đã được giải quyết. Nhưng khi cuộc chiến tranh ở Kosovo nổ ra vào năm 1999, khoảng 360.0…

Văn bản lấy từ Wikipedia - Bắc Macedonia theo CC-BY-SA-3.0 vào 26 tháng mười 2021

Đang tìm kiếm các địa điểm liên quan đến Macedonia?

  • Hiện bản đồ
  • Thứ bảy
    21°C11°C
    8km/h
    Chủ nhật
    23°C10°C
    7km/h
    Thứ hai
    23°C11°C
    9km/h
    Thứ ba
    23°C11°C
    8km/h
    Thời tiết Macedonia